0914.923.779

Kích thước chuẩn của các loại giấy trong in ấn

Kích thước chuẩn của các loại giấy trong in ấn rất quan trọng. Chắc hẳn mỗi chúng ta đã không xa lạ với những tờ giấy in rồi đúng không? Tuy nhiên lại ít ai biết kích thước mỗi khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5… trong in ấn là bao nhiêu. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất!

1. Tiêu chuẩn kích thước khổ giấy

– Tiêu chuẩn quốc tế ISO 216

Hầu hết các khổ giấy hiện nay đều tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế IOS 216. Đây là do Viện tiêu chuẩn Đức nghiên cứu và công bố vào năm 1922.

Tiêu chuẩn về kích thước giấy dựa trên chuẩn quốc tế (ISO 216) chia làm 3 loại: loại A, B, C. Mỗi loại có lịch sử hình thành khác nhau, và được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia, ngày nay nhiều tổ chức quốc tế đã thống nhất dùng tiêu chuẩn này làm tiêu chuẩn quốc tế về kích thước khổ giấy.

Minh họa kích thước khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO 216

Minh họa kích thước khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO 216

– Tiêu chuẩn Bắc Mỹ

Tiêu chuẩn Bắc Mỹ được sử dụng trong ngành nghệ thuật đồ họa và in ấn ở Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) xác định kích thước khổ giấy theo đơn vị inch và căn cứ vào kích thước trang tính trên bội số của kích thước tiêu đề tiêu chuẩn: 8,5×11, 11×17, 17×22, 19×25, 23×35 và 25×38 là các trang điển hình.

Minh họa kích thước khổ giấy theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ

Minh họa kích thước khổ giấy theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ

2. Các đặc điểm của khổ giấy cỡ A

Một số đặc điểm của khổ giấy cỡ A bao gồm:

– Khổ giấy trong dãy A đều là hình chữ nhật với tỷ lệ chiều dài là căn bậc 2 của 2 (xấp xỉ 1.414) chiều ngang.

– Quy định diện tích của khổ giấy A0 là 1m² nên các cạnh của khổ A0 là 841x1189mm.

– Các khổ trong cùng một dãy sẽ được xác định theo thứ tự lùi theo tỷ lệ diện tích khổ sau bằng 50% diện tích khổ trước (cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn).

– Kích cỡ của khổ giấy A sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn gấp 2 kích cỡ của khổ giấy A khác liền kề.

Kích thước các khổ giấy A trong in ấn

Kích thước các khổ giấy A trong in ấn

3. Bảng chi tiết kích thước khổ giấy

Cỡ Kích thước (mm) Kích thước (cm) Kích thước (inches)
A0 841 × 1189 84,1 x 118,9 33,1 × 46,8
A1 594 × 841 59,4 x 84,1 23,4 × 33,1
A2 420 × 594 42 x 59,4 16,5 × 23,4
A3 297 × 420 29,7 x 42 11,69 × 16,54
A4 210 × 297 21 x 29,7 8,27 × 11,69
A5 148 × 210 14,8 x 21 5,83 × 8,27
A6 105 × 148 10,5 x 14,8 4,1 × 5,8
A7 74 × 105 7,4 x 10,5 2,9 × 4,1
A8 52 × 74 5,2 x 7,4 2,0 × 2,9
A9 37 × 52 3,7 x 5,2 1,5 × 2,0
A10 26 × 37 2,6 x 3,7 1,0 × 1,5
A11 18 × 26 1,8 x 2,6
A12 13 × 18 1,3 x 1,8
A13 9 × 13 0,9 x 1,3

XEM NGAY các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, các mã giảm giá, mã khuyến mãi HOT tại Thế Giới Di Động:

  • Tổng hợp khuyến mãi hấp dẫn dành cho tất cả ngành hàng
  • Tổng hợp tất cả mã giảm giá, mã khuyến mãi tại TGDĐ

4. Vai trò của kích cỡ khổ giấy trong in ấn

– Tiện lợi

Hầu hết các máy photocopy, máy in hoặc thiết bị in ấn trên thị trường hiện nay đều được thiết kế để sử dụng loại giấy có kích cỡ chuẩn của Châu Âu. Vì vậy sẽ thật tiện lợi nếu chúng ta thiết kế in ấn trên các khổ giấy A có sẵn và chuẩn bị nguồn giấy để photocopy và in ấn.

Các máy photocopy đều sử dụng kích cỡ khổ giấy chuẩn trong in ấn

Các máy photocopy đều sử dụng kích cỡ khổ giấy chuẩn trong in ấn

– Được sử dụng phổ biến

Nếu bạn chú ý một tí sẽ thấy việc sử dụng các khổ giấy in ấn quy chuẩn A vô cùng phổ biến. Vì vậy mà phần lớn các khách hàng sẽ yêu cầu và lựa chọn thực hiện in ấn, photocopy xung quanh các kích cỡ này.

Khổ giấy A được sử dụng phổ biến

Khổ giấy A được sử dụng phổ biến

– Linh hoạt

Các khổ giấy đều có sự liên kết với nhau thông qua kích thước (Ví dụ: Kích cỡ A4 sẽ chỉ bằng một nửa kích cỡ A3, nhưng nó lại to gấp 2 kích cỡ A5). Nếu trong trường hợp hết giấy A5, bạn có thể dùng giấy A4, A3 để cắt ra dùng thay thế trong in, photocopy.

Các khổ giấy được sử dụng linh hoạt do có liên kết với nhau

Các khổ giấy được sử dụng linh hoạt do có liên kết với nhau

– Có nhiều phần mềm hỗ trợ in ấn

Ngày nay có đa dạng các phần mềm khác nhau trên máy tính hỗ trợ trong quá trình in ấn. Một số ví dụ như phần mềm Adobe PhotoshopAdobe IllustratorAutoCADCoreIDRAWWordExcel,…

Có nhiều phần mềm hỗ trợ quá trình in ấn

Có nhiều phần mềm hỗ trợ quá trình in ấn

 

Bài viết vừa rồi là những chia sẻ về thông tin tiêu chuẩn kích thước khổ giấy và chi tiết kích thước khổ A0, A1, A2, A3, A4, A5 để sử dụng máy in, máy photocopy hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích.