Công nghệ in offset là một kỹ thuật in sử dụng khá phổ biến trong ngành in ấn. Qua đó, các hình ảnh dính mực sẽ được ép các tấm offset (tấm cao su) sau đó mới được in lên giấy. Công nghệ in offset nếu sử dụng in thạch bản sẽ giúp tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in, đồng thời cũng cho chất lượng in ấn tốt nhất.
Việc chuẩn bị chu đáo cho quá trình chuẩn bị máy nghĩa là phải có các vật liệu cần thiết tại các đơn vị in tại thời điểm cần thiết.
Các bản in nên chuẩn bị sẵn sàng và kiểm tra trước,các tấm cao su phải được bố trí sắp đặt để khi cần có thể lấy ra và lắp trên ống cao su, chuẩn bị sẵn các tờ bọc lót đã được đo và cắt xén phù hợp để bọc các ống cao su.
Giấy in, mực in và dung dịch làm ẩm cũng nên được kiểm tra lại và chuẩn bị sẵn sàng. Nếu có nhu cầu cần thay đổi một màu in nào đó thì các chất tẩy rửa nên được chuẩn bị sẵn tại máy in.
Để việc chuẩn bị máy in có hiệu quả là người thợ in phải nắm rõ công việc của mình và có sự phối hợp với nhau trong suốt quá trình in theo trách nhiệm đã được phân công. Trách nhiệm này thuộc về người trưởng máy, người phải biết cách tổ chức và giám sát đội ngũ của mình.
Ví dụ: hai người thợ in có thể làm nhiệm vụ thay bản và tấm cao su, nhưng công việc chỉ hiệu quả khi một người thợ làm chính và một người phụ trên từng đơn vị in.
Thông tin thêm: tại đây
-
Các cách chuẩn bị máy in Offset.
Quá trình chuẩn bị máy in offset có thể được chia làm ba cách: chuẩn bị máy ở mức đơn giản, chuẩn bị máy cục bộ và chuẩn bị máy lại toàn bộ.
Việc chuẩn bị máy in offset đơn giản thường được thực hiện trên các máy in một màu dùng để in sách và các mẫu biểu. Công việc chỉ bao gồm việc thay bản, mực in còn lại trên máng; canh chỉnh lô máng mực và hệ thống làm ẩm; thay đổi khổ giấy…
Việc chuẩn bị máy in cục bộ xảy ra trên các máy in một màu và hai màu dùng để in 4 màu. Sau khi in xong hai màu đầu tiên máy in được dừng lại và rửa sạch các hệ thống cấp mực; lắp các bản in mới lên; các tấm cao su và các tờ bọc ống có thể được giữ nguyên.Các tờ in ở bàn ra giấy được lấy ra và đưa vào bàn nạp giấy, các thông số về tay kê ở bàn nạp giấy hoặc ra giấy không cần phải thiết lập lại.
Sau khi rửa xong hệ thống cấp mực thì cho mực in mới lên máng mực và canh lại cho màu in mới.
∗ Xem thêm tại: http://indepgiare.vn/
– Cách thường được áp dụng nhiều nhất là chuẩn bị máy in một cách toàn bộ từ đầu đến cuối, bao gồm tất cả các bước cần thiết để bắt đầu cho một công việc in mới hoàn toàn.
– Tiến hành rửa máy toàn bộ đối với máy in một màu và hai màu; nếu in trên máy in 4 màu cũng sử dụng lại chính 4 màu in trước và không cần phải rửa hệ thống cấp mực tại các đơn vị in.
– Việc rửa máy hay rửa hệ thống cấp mực thường dựa vào công việc in trước đó. Bản in và các tờ bọc ống được thay đổi và tiến hành lau sạch bề mặt tấm cao su. Các thông số thiết lập cho bàn nạp giấy, các tay kê và bàn ra giấy thường được thay đổi. -
Việc chuẩn bị máy bao gồm các bước sau:
- Đọc kỹ lệnh sản xuất.
- Kiểm tra bài mẫu, bản in, giấy in và mực in có tương thích với yêu cầu không?
- Canh chỉnh cơ học việc vận chuyển giấy.
- Bọc ống và lắp các bản in
- Kiểm tra các tấm cao su mới nếu cần.
- Chuẩn bị các hệ thống làm ẩm.
- Chuẩn bị cho hệ thống cấp mực.
- Kiểm tra lại một lần nữa.
- In các tờ in thử
- Kiểm tra các tờ in thử
- Kiểm tra lại việc định vị, chồng màu các hình ảnh in, chất lượng tờ in và màu sắc.
- Duy trì màu sắc ổn định.
Từ bước 9 đến bước 11 cần được lặp đi lặp lại cho đến khi in được một tờ in có chất lượng mà khách hàng chấp nhận. Tờ in đó thường được gọi là tờ in chuẩn.
Trước khi bắt đầu chuẩn bị cho lần chạy máy kế tiếp, giấy in của công việc in trước được lấy ra khỏi bàn ra giấy, các bản in được lấy ra và được cất giữ để có thể dùng đến sau này. Các tấm cao su bị hỏng thì cũng cần phải được thay mới. Nếu có thay màu in thì phải rửa lại hệ thống cấp mực và cũng có thể rửa luôn cả hệ thống làm ẩm.