Giấy crystal là một vật liệu quen thuộc trong sản xuất và in ấn thương mại. Chúng dễ dàng được bắt gặp dưới hình thức là tờ rơi, tờ gấp quảng cáo hay bìa của các loại sách, báo, tạp chí, truyện tranh,… Dù khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn cảm thấy xa lạ với tên gọi của nó và phân vân không biết giấy crystal là gì? Để hiểu kỹ hơn về loại giấy này cũng như ứng dụng của nó, hãy cùng Vietpacking tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Giấy crystal là gì?
1.1. Khái niệm giấy crystal
Giấy crystal là một vật liệu quen thuộc thường được sử dụng như lớp trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche. Loại giấy này gồm có 2 mặt khác nhau. Một mặt bóng như được phủ lớp keo, mặt còn lại hơi nhám.
Độ bóng của giấy Crystal được tạo bằng cách phủ lên bề mặt giấy chất màu hỗn hợp rồi dùng trục kim loại nóng để làm khô. Nó được thực hiện sau bước trộn sợi gỗ hoặc các loại sợi thực vật khác trong nước nóng. Như vậy thành phẩm thu được sẽ có một mặt giấy bóng mà không cần đè thêm một lớp tráng bóng lên trên.
Đặc điểm nổi bật của loại giấy này là khi in lên mực không bị nhòe và thường được sử dụng để làm giảm độ vênh của giấy giúp dễ dàng lật trang khi sử dụng. Có thể dễ dàng bắt gặp ứng dụng của giấy Crystal trên những trang sách báo có lớp bìa bóng, chúng được nhà sản xuất cán thêm một lớp tráng nilon để hạn chế tình trạng hư hại, hỏng xước trong quá trình sử dụng.
Do có độ thấm mực tốt và mặt giấy phẳng nên giấy crystal phù hợp với rất nhiều công nghệ in từ in trực tiếp đến có thêm lớp trung gian (cao su) như in Offset, in kỹ thuật số.
1.2. Định lượng phổ biến
Định lượng giấy là đơn vị tính gram/1m2. Định lượng của giấy crystal thường nằm trong khoảng 230 – 350 gsm, đây là định lượng giấy thích hợp để in bìa sách báo, tạp chí. Có thể kể tên một số định lượng ứng với một số sản phẩm phổ biến như:
- Định lượng từ 35-55gsm: được dùng làm giấy báo thông thường.
- Định lượng 90gsm: sử dụng để in ấn tạp chí.
- Định lượng từ 130-250gsm: ứng dụng cho các poster quảng cáo chất lượng tốt.
- Định lượng từ 180-250gsm: sử dụng làm bìa của tạp chí, sách báo.
- Định lượng 350gsm: thường được ứng dụng làm danh thiếp cứng, card visit.
>>>> GỢI Ý: Giấy duplex là gì? Phân loại và định lượng của giấy duplex
1.3. Kích thước của giấy
Tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng, người ta sẽ bán giấy crystal nguyên kiện theo tờ, nguyên cuộn hoặc cắt cuộn. Để in tờ rơi, bạn có thể lựa chọn các kích thước như khổ giấy A3, A4, A5. Còn muốn sử dụng để in các loại thiệp thì có thể cân nhắc các kích thước nhỏ hơn như: 8,5cmx12cm, 9,5cmx22cm, 12cmx8cm, 12cmx17cm, 15cmx15cm,…
2. Đặc điểm của giấy Crystal
2.1. Ưu điểm
Ưu điểm nổi bật của loại giấy này là bám mực tốt nên hình ảnh sau khi in không bị nhòe, độ vênh của giấy tốt nên thường được sử dụng để in sản phẩm theo cuốn vì giúp khách hàng dễ dàng lật trang. Có thể nêu tên một số ưu điểm nổi bật như:
- Cả trước và sau khi in đều đạt độ bóng tốt.
- Độ phẳng cao giúp thấm mực nhanh chóng, mang đến chất lượng bản in sống động, sắc nét.
- Là chất liệu lý tưởng cho các ứng dụng mỹ thuật trong đồ họa.
2.2. Nhược điểm
So với giấy Couche hay các loại giấy in bao bì có 2 mặt nhẵn mịn khác thì đặc điểm 1 mặt nhẵn một mặt bóng của giấy crystal khiến nó trở nên kém hấp dẫn hơn.
3. Ứng dụng của giấy Crystal trong in ấn
Với nhiều đặc điểm nổi bật, giấy crystal được ứng dụng rộng rãi trong in ấn thương mại và phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau vì giúp tạo ra những ấn phẩm in có chất lượng tuyệt vời. Có thể kể tên một số ứng dụng của loại giấy này như:
- In ấn và làm bìa các loại sách, báo, tạp chí, truyện tranh,…
- In các ấn phẩm truyền thông như phiếu bảo hành, in tờ rơi, tờ gấp quảng cáo.
- Những loại giấy crystal cao cấp có thể sử dụng để in ảnh, cho ra thành phẩm có bề mặt bóng đẹp, sắc nét, rõ ràng.
- Được sử dụng làm giấy bóng trong suốt hoặc các lớp lót bảo vệ trong các hộp mỹ phẩm dễ rơi vỡ như bảng phấn mắt, phấn má, bảng son… Loại giấy này có tên gọi khác là Crystal Clairefontaine hay giấy pha lê Clairefontaine.
Hy vọng bài viết về giấy Crystal bên trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.